Giá trị của một hành trình
Trong thời đại ngày nay, quá trình mua sắm của khách hàng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Việc tiếp cận họ chỉ thông qua một vài điểm chạm (touch point) đã không còn đủ hiệu quả nữa. Do đó, doanh nghiệp cần có một chiến lược hiệu quả để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến đúng tập khách hàng tiềm năng, vào đúng thời điểm.
Và thực tế khách hàng không còn để những quảng cáo thông thường ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình một cách đúng thời điểm và đúng thông điệp hơn. Ngoài mục tiêu tăng doanh số, mỗi chiến lược marketing của doanh nghiệp còn quan trọng nhờ vào những dữ liệu mà nó đem lại. Doanh nghiệp có thể sử dụng các dữ liệu này để cải tiến sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch trong tương lai.
Tại sao lại là Performance Marketing?
Performance Marketing: Cần một tư duy logic của người làm Marketing thực thụ
Kế hoạch Performance thành công cần những người thực hiện nó mang về được những số liệu thực tế, có tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi có 1 đồng làm quảng cáo, đừng chỉ dùng hết 1 đồng mà hãy để 1 đồng sinh ra 10 đồng doanh thu
Lý do các doanh nghiệp hàng đầu chọn Clover để làm Performance Marketing?
Lộ trình làm Performance Marketing tại Clover
Tham khảo thêm các giải pháp giúp nâng tầm doanh nghiệp của Clover
Tham khảo thêm các giải pháp giúp nâng tầm doanh nghiệp của Clover
Mọi người cũng thắc mắc về vấn đề này
Ưu điểm của Performane Marketing
Hiệu suất dễ theo dõi: Các chiến dịch Performance Marketing được thiết lập với mục đích rõ ràng là theo dõi và đo lường hiệu suất. Với sự hỗ trợ của các công cụ phân tích dữ liệu khác nhau được thiết kế đặc biệt cho các Marketer, việc nắm bắt nhịp độ của các chiến dịch và điều chỉnh chúng để có được kết quả tốt hơn.
Rủi ro thấp: Các nhà tiếp thị hiểu rõ những gì đang diễn ra trong các chiến dịch Performance Marketing ở mọi giai đoạn, điều này giúp họ có thể tối ưu hóa và giảm thiểu rủi ro khi cần thiết. Bên cạnh đó, khi giảm thiểu rủi ro, thời gian để triển khai dự án cũng sẽ nhanh hơn.
Tập trung vào ROI: Performance Marketing luôn nhắm tới mục tiêu thu hồi đầu tư (ROI). Vì vậy, trọng tâm của nó luôn là cải thiện hiệu quả chi phí marketing. Điều này đảm bảo rằng các chiến dịch Performance luôn hướng tới kết quả tốt hơn, giúp nâng cao giá trị thương hiệu trên các chỉ số khác nhau. Ngoài ra, nó còn làm tăng số lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng của doanh nghiệpNhược điểm của Performance Marketing
Tập trung quá nhiều vào số liệu: Với việc tập trung quá nhiều vào việc đo lường hiệu quả, Performance Marketing có thể bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như tạo dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng.
Phụ thuộc vào chi phí quảng cáo: Performance Marketing yêu cầu các chiến dịch quảng cáo liên tục hoạt động để đảm bảo hiệu quả. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư nhiều tiền để duy trì các chiến dịch này.
Khả năng phân tích dữ liệu phức tạp: Để đạt được hiệu quả tối đa, Performance Marketing yêu cầu các nhà tiếp thị phải sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu phức tạp và hiểu rõ về chúng. Điều này có thể đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực đáng kể.
Cạnh tranh cao: Vì Performance Marketing là một phương pháp tiếp thị phổ biến, đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực. Điều này có thể gây ra áp lực cạnh tranh và ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo của doanh nghiệp.Các chỉ số đo lường hiệu quả của Performance Marketing
CPC (Cost Per Click)
CPC là chỉ số đo lường trong Performance Marketing, đánh giá giá trị quảng cáo dựa trên các nền tảng trực tuyến.
CPM (Cost Per Impression)
Khi quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang web, đó được tính là một lần impression. Với mỗi 1.000 lần impression, bạn phải trả tiền tương ứng.
CPS (Cost Per Sales)
Đây là chỉ số đo lường trong Performance Marketing, được gọi là Cost Per Sale (CPS) hay còn được biết đến là chi phí cho mỗi đơn hàng.Với hình thức chi trả cho sản phẩm bán được (CPS), bạn chỉ phải trả tiền khi đã thực hiện bán được sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo thúc đẩy.
CPL (Cost Per Leads)
Tương tự như Cost Per Sale, với CPL, bạn chỉ trả tiền khi người dùng đăng ký cho một dịch vụ nào đó, ví dụ như bản tin email hoặc hội thảo trực tuyến.
CPA (Cost Per Acquisition)
Giá trị chi phí cho mỗi chuyển đổi tổng quát hơn so với CPL và CPS. Với mô hình này, nhà quảng cáo sẽ trả tiền khi người tiêu dùng hoàn thành một hành động cụ thể, ví dụ như mua hàng, cung cấp thông tin liên lạc hoặc truy cập vào blog của bạn.”