SMEs
Vai trò của các doanh nghiệp SME đối với sự phát triển của nền kinh tế
Các doanh nghiệp SME đã giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam.
30 – 53% là tổng thu nhập GDP được góp từ các doanh nghiệp SME. Và tương tự, các doanh nghiệp này cũng đã sản xuất từ 19 đến 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
SME đã cung cấp cho thị trường đa dạng các mặt hàng ở tất cả các lĩnh vực, mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn, góp phần thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp SME có thể dễ dàng thâm nhập vào nhiều thị trường khác nhau, mục đích khai thác tiềm năng và tiềm hiểu điểm mạnh từng vùng.
Chưa kể đến các doanh nghiệp SME ở địa phương, họ có thể đóng góp vào việc thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở địa phương, thu hiệp khoảng cách phát triển ở các vùng.
Ảnh hưởng đáng kinh ngạc của các doanh nghiệp SMEs
Những khó khăn mà các doanh nghiệp SME đang đối mặt
Đây là thách thức mà bất cứ doanh nghiệp SME nào cũng đều gặp phải. Một số vấn đề liên quan đến tài chính như: không nắm rõ tình hình tài chính, không kiểm soát được ngân sách chi tiêu, thiếu hụt nguồn vốn,..là vấn đề mà họ đang đối mặt.
Do sự thiếu hụt về chi phí nên các doanh nghiệp SME rất khó tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới nhất vào trong hoạt động sản xuất.
Tình trạng thiếu hụt nhân sự thường xuyên xảy ra với các doanh nghiệp SME, việc này dẫn đến một nhân sự đôi khi phải kiêm nhiệm rất nhiều đầu mục công việc, khó triển khai chiến dịch và không đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Rất nhiều các doanh nghiệp SME chưa có định hướng rõ ràng trong việc vận hành dẫn đến việc điều hành kinh doanh không hiệu quả.
Doanh nghiệp SME thường vướng mắc vào các vấn đề về cơ chế thông tin, hạn chế nguồn lực và yếu kém trong quản trị tài chính, nhân sự nên việc triển khai các chiến lược marketing cho thương hiệu/sản phẩm vẫn còn yếu kém.
Một thực trạng khác là các doanh nghiệp SME thường rất khó trong việc tiếp cận các nguồn vốn.
Tại sao các doanh nghiệp SME nên chọn giải pháp của Clover?
Tham khảo thêm các giải pháp giúp nâng tầm doanh nghiệp của Clover
Tham khảo thêm các giải pháp giúp nâng tầm doanh nghiệp của Clover
Mọi người cũng thắc mắc về vấn đề này
Doanh nghiệp SMEs là gì?
SMEs ( Small and Medium Enterprise) là loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Khái niệm này dùng để chỉ các doanh nghiệp có cùng quy mô ở mọi ngành nghề và là khái niệm thông dụng được sử dụng trên toàn cầu.
Cơ hội của các doanh nghiệp SMEs?
- Thị trường và nguồn nhân lực dồi dào: Việt Nam là một quốc gia có dân số đông và trẻ, với lực lượng lao động dồi dào và chi phí nhân công thấp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp SME trong việc tiếp cận và thu hút nhân tài.
- Ưu tiên ứng dụng công nghệ: Trong thời đại công nghệ số và công cuộc chuyển đổi số, các doanh nghiệp SME có thể dễ dàng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp SME thường có khả năng đổi mới và thích ứng nhanh với thị trường. Giúp họ có thể tận dụng các cơ hội mới và vượt qua các thách thức.
- Thị trường nội địa ngày càng lớn mạnh: Thị trường nội địa Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, với dân số đông và thu nhập tăng. Tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp SME cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước.
- Sự hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp SME, bao gồm các chính sách về vốn, thuế, đào tạo và phát triển thị trường.