Bệnh viện - Phòng Khám
Mục tiêu lớn nhất của kinh doanh Phòng Khám - Bệnh viện đó là tăng lượng người đến khám và điều trị.
Việt Nam có khoảng 1.531 bệnh viện, trong đó hơn 86% là bệnh viện công và gần 14% là bệnh viên tư
Bạn phải chuẩn bị tâm lý để đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các doanh nghiệp cùng lĩnh vực và các cơ sở y tế khác.
Hầu hết các bệnh viện tại Việt Nam đều ít đầu tư vào việc xây dựng đội ngũ Marketing cũng như triển khai các chiến lược tiếp thị trừ một số các bệnh viện lớn.
Những hạn chế lớn nhất về nguồn nhân lực ý tế của Việt Nam nằm ở sự mất cân đối về phân bổ nhân lực, đội ngũ y bác sĩ chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn cao. Cũng như khả năng quản lý nhân lực y tế ở một số đơn vị chưa hiệu quả.
Do thiếu đầu tư vào mặt tiếp thị nên thương hiệu của các phòng khám, bệnh viện khó để nhiều người biết đến. Hay như những bệnh viên lâu năm danh tiếng của họ đã được kiểm chứng và nhận được sự tin tưởng rất lớn từ các bệnh nhân. Nếu không làm truyền thông, bạn chỉ là ngọn đuốc le lói giữa đêm đen.
Mỗi bệnh viện sẽ nổi tiếng về một chuyên khoa, chẳng hạn như bệnh viện Phạm Ngọc Thạch với chuyên khoa Lao và bệnh phổi, bệnh viện 115 với chuyên khoa tim,…Vì thế bạn cần làm nổi bật chuyên khoa của mình để cho nhiều người biết đến.
Các bệnh viện lớn nhỏ tại Việt Nam đang quá tải. Tỷ lệ điều dưỡng trên mỗi bác sĩ tại Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới, dù rằng họ gánh vác đến 70% khối lượng công việc tại bệnh viện.
Sang năm 2024, làn sóng chuyển đổi số hứa hẹn diễn ra mạnh mẽ hơn tại các phòng khám, bệnh viện với sự tham gia của nhiều “ông lớn” công nghệ.
Trong đó có Bệnh viện Ung bướu TP.HCM quyết định áp dụng thử nghiệm công nghệ y tế từ xa (Telehealth) của FPT IS nhằm giải toả bớt áp lực cho đội ngũ y tế
Hầu hết các bệnh viện công trong nước đã được xây dựng cách đây hơn hai thập kỷ, cơ sở hạ tầng đã cũ và lạc hậu, cần được nâng cấp.
Sự già hóa dân số, cùng với nhận thức về sức khỏe được nâng cao và mức thu nhập ngày càng tăng tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao mà hiện tại vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ
Tổng chi tiêu cho y tế của Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2021 tăng từ 16,1 tỉ đô la Mỹ lên 20 tỉ đô la Mỹ. Dự kiến năm 2025, tổng chi tiêu cho y tế sẽ đạt 23,3 tỉ đô la Mỹ và đạt 33,8 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030. Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng hơn 6,6 tỉ đô la Mỹ trong năm 2021.
Clover giúp bạn chinh phục những đỉnh cao khó nhằn trong ngành kinh doanh Bệnh viện - Phòng khám
Bằng kinh nghiệm thực chiến lâu năm, với sự thành công của hàng trăm dự án, Clover tự hào rằng chúng tôi chính là mảnh ghép hoàn hảo mà bạn đang tìm kiếm.