Nội Thất
Theo thống kê của Hiệp hội Nội thất Việt Nam (VAICO), tính đến năm 2023, cả nước có tổng cộng hơn 4.900 đơn vị cung cấp nội thất, trong đó có hơn 2.500 doanh nghiệp sản xuất, 2.400 đại lý, showroom, cửa hàng nội thất.
Việc chọn được cửa hàng tốt là bạn đã nắm trong tay 50% cơ hội thành công trong ngành bán lẻ nội thất.
Về rủi ro mặt bằng khi kinh doanh nội thất, các yếu tố như đường đi, hướng xe chạy, vị trí, hướng nhà, độ rộng mặt tiền, tầm nhìn cho người đi đường, độ rộng vỉa hè,..cũng rất quan trọng.
Nội thất là ngành gần như không có bản quyền về kiểu dáng sản phẩm. Vì thế đôi khi sự sáng tạo của bạn dễ bị đối thủ đánh cắp và bán với mức giá thậm chí rẻ hơn. Không ai có thể phạt họ vì vốn dĩ nội thất là món hàng thủ công thông thường.
Từ thực trạng sao chép và bắt chước ý tưởng đã làm cho các sản phẩm không có sự đột phá, dần trở nên lỗi lời. Đặc biệt trong khi xu hướng khách hàng thay đổi nhanh chóng thì đã đặc ra một thách thức lớn cho người kinh doanh.
Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong ngành nội thất. Các đơn vị kinh doanh nội thất nếu muốn thu được lợi nhuận thì phải sản xuất nhiều hàng, nhưng việc trưng bày hết tất cả nội thất sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, như dễ bị bắt chước, chiếm dụng không gian, cồng kênh,.. thế nên phải lưu kho. Nhưng lưu kho thì vốn sẽ tích lại. Từ đây đặt ra áp lực để các doanh nghiệp phải luân chuyển hàng hóa liên tục.
Đặc biệt một rủi ro khác đó là việc trả lại hàng. Đối với những đơn hàng bị trả, đặt biệt là các sản phẩm đặt theo yêu cầu có khi phải hủy bỏ hoàn toàn. Gây ra sự lãng phí, lâu dài thì sẽ không tốt.
Người làm kinh doanh trong ngành nội thất dù có kinh nghiệm dày dặn cũng phải quản lý tốt rủi ro tài chính trong mùa trái vụ để mang lại lợi thế nhất định trong giai đoạn khởi động.
Quản lý nợ cũng là một rủi ro tài chính khi kinh doanh nội thất, đặc biệt nếu bạn làm công việc xây dựng.
Trong ngành nội thất, chi phí mặt bằng, trưng bày, tồn kho, máy móc, nguyên vật liệu… luôn đòi hỏi kinh phí đầu tư ban đầu và kinh phí thu hồi vốn lớn, dài hạn, đây là rủi ro mà những người có vốn ít phải cân nhắc.
Vòng đời của các sản phẩm nội thất khá dài: một bộ sofa da thường sử dụng được 5-10 năm, giường tủ quần áo gỗ tự nhiên đôi khi 10-15 năm phải thay mới… nên nếu cùng một khách hàng mua , bạn chỉ có thể tìm cách khiến họ mua nhiều hơn hoặc giới thiệu khách hàng cho bạn, nhưng sẽ rất lâu họ mới mua lại sản phẩm tương tự
Một số các đơn vị thiếu kỹ năng marketing, khách hàng ít nên bắt đầu mất kiên nhẫn và bị cuốn vào trong cuộc đua tiếp thị. Kết quả không nhắm được mục tiêu mà còn làm tốn kém chi phí
Có được chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn có được phương hướng triển khai chiến lược marketing đúng đắn, tối ưu hiệu quả.
Chúng ta không thể phủ nhận được sức mạnh của các nền tảng mạng xã hội. Facebook hiện nay là thị trường tiềm năng, mở ra cơ hội tốt để bạn triển khai quảng bá sản phẩm của mình trên nền tảng này.
Đầu tư xây dựng website là việc cần làm của các doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp phải đầu tư cho website nhiều nhất có thể bởi đây chính là bộ mặt đại diện của doanh nghiệp. Riêng với ngành nội thất thì đòi hỏi website phải có sự chuyên nghiệp, tập trung vào thiết kế hơn so với các ngành khác.
Tận dụng các nền tảng quảng cáo trả phí để gia tăng sự tiếp cận của thương hiệu đến với khách hàng như Facebook Ads, Zalo Ads, Tiktok Ads.,..Trong đó Google Ads được xem là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất.
Khách hàng sẽ dễ nhìn thấy website của bạn hơn nếu bạn nắm giữ vị trí top 10 Google.
Bên cạnh việc bày bán trên Facebook và Website, bạn cũng có thể trình bày sản phẩm lên các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,…
Clover giúp bạn chinh phục những đỉnh cao khó nhằn trong ngành Nội thất
Clover với lợi thế hiểu rõ thị trường Việt Nam, nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu khách hàng. Sẵn sàng giúp bạn triển khai các kế hoạch chi tiết, chuyên nghiệp để tối ưu kết quả kinh doanh đạt được.