fbpx
Contact salesGet started

Affiliate Marketing là gì? Hướng dẫn A-Z cho người mới bắt đầu

23 Tháng chín, 2024

Lượt xem: 2

Affiliate Marketing là gì? Hướng dẫn A-Z cho người mới bắt đầu
Đăng ký tư vấn từ chuyên gia
Liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của bạn
Contact Now

Affiliate Marketing, hay còn gọi là tiếp thị liên kết, đang ngày càng trở nên phổ biến như một cách hiệu quả để kiếm tiền online. Nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thu nhập thụ động hoặc muốn khám phá thế giới tiếp thị trực tuyến, Clover chắc rằng đây là bài viết dành cho bạn.

Affiliate Marketing là gì?

Nói một cách đơn giản, Affiliate Marketing là một mô hình kinh doanh trong đó bạn (nhà tiếp thị liên kết hay còn gọi là affiliate) quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác (nhà cung cấp hay còn gọi là merchant) thông qua một liên kết đặc biệt. Khi khách hàng nhấp vào liên kết của bạn và thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng hoặc đăng ký, bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ nhà cung cấp.

Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing là gì?

Các thành phần tham gia vào Affiliate Marketing

Khi tham gia vào Affiliate Marketing, những nhân tố đóng vai trò quan trọng bao gồm:

  • Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ với mong muốn tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến.
  • Nhà phân phối (Publisher): cá nhân hoặc đơn vị sở hữu website, blog, hay các trang mạng xã hội có thể tạo thu nhập không giới khi tham gia quảng cáo các sản phẩm do nhà phân phối cung cấp.
  • Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): làm trung gian, kết nối các đối tác (publisher) và nhà cung cấp (advertise). Đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như banner, link quảng cáo, theo dõi và đánh giá hiệu quả quảng bá, giải quyết tranh chấp, thanh toán hoa hồng cho Publisher.
  • Khách hàng (End User): những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp hoặc hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu.

Hướng dẫn A-Z cho người mới bắt đầu

1. Chọn thị trường ngách phù hợp:

  • Đam mê và kiến thức: Lựa chọn lĩnh vực bạn yêu thích và am hiểu để dễ dàng tạo nội dung chất lượng và xây dựng lòng tin với khán giả.
  • Tiềm năng: Nghiên cứu thị trường, đánh giá mức độ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng và khả năng sinh lời.
  • Mức độ quan tâm: Đảm bảo bạn có đủ hứng thú để gắn bó lâu dài với thị trường ngách đã chọn.

2. Tìm kiếm chương trình affiliate chất lượng:

  • Mức hoa hồng: So sánh mức hoa hồng giữa các chương trình, cân nhắc giữa hoa hồng cao và tiềm năng bán hàng.
  • Uy tín nhà cung cấp: Chọn sản phẩm/dịch vụ từ các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng và hỗ trợ tốt cho khách hàng.
  • Điều khoản chương trình: Đọc kỹ các điều khoản, chính sách thanh toán, cookie duration,…

3. Xây dựng nền tảng tiếp thị:

  • Website/Blog: Tạo một website chuyên nghiệp, tối ưu SEO, tập trung vào nội dung chất lượng và trải nghiệm người dùng.
  • Mạng xã hội: Xây dựng cộng đồng trên các nền tảng phù hợp với thị trường ngách, tương tác và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
  • Email Marketing: Thu thập email và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng, gửi nội dung giá trị và quảng bá sản phẩm một cách tinh tế.
  • Kênh khác: Podcast, video, diễn đàn,… tùy thuộc vào thị trường ngách và sở thích của bạn.

4. Tạo nội dung hấp dẫn và giá trị:

  • Đa dạng: Bài viết blog, đánh giá sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, video, infographic,…
  • Tối ưu SEO: Nghiên cứu từ khóa, tối ưu tiêu đề, mô tả, thẻ heading, hình ảnh,…
  • Kêu gọi hành động (CTA): Thúc đẩy người đọc nhấp vào liên kết affiliate của bạn bằng các CTA rõ ràng và hấp dẫn.
Hướng dẫn A-Z cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn A-Z cho người mới bắt đầu

5. Thu hút lưu lượng truy cập chất lượng:

  • SEO: Tối ưu hóa website để xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
  • Mạng xã hội: Chia sẻ nội dung, chạy quảng cáo, hợp tác với influencer,…
  • Email marketing: Gửi email đều đặn với nội dung giá trị và các ưu đãi độc quyền.
  • Quảng cáo trả phí: Google Ads, Facebook Ads,… nhắm mục tiêu đúng đối tượng khách hàng.

6. Theo dõi, phân tích và tối ưu hóa:

  • Công cụ phân tích: Google Analytics, mạng lưới affiliate,… để theo dõi hiệu quả chiến dịch.
  • Thử nghiệm A/B: Thử nghiệm các phiên bản khác nhau của nội dung, CTA, quảng cáo,… để tìm ra phương pháp tốt nhất.
  • Học hỏi liên tục: Cập nhật kiến thức về SEO, marketing, thị trường ngách,… để cải thiện chiến lược.

Ưu điểm của Affiliate Marketing

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một hình thức kinh doanh trực tuyến hấp dẫn với tiềm năng sinh lời cao. Tuy nhiên, như bất kỳ mô hình kinh doanh nào, nó cũng đi kèm với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy cùng phân tích để bạn có cái nhìn toàn diện trước khi quyết định tham gia.

  • Dễ dàng triển khai vì không có sự ràng buộc về mặt không gian và thời gian, có thể làm mọi lúc mọi nơi.
  • Không cần phải quá lo lắng cho nguồn hàng như thế nào nếu bạn trực tiếp là người làm tiếp thị liên kết.
  • Chi phí thấp, không cần bỏ ra quá nhiều tiền để đầu tư vào mô hình Affiliate Marketing.
  • Bạn chắc chắn có thể tạo được các nguồn thu thụ động từ mô hình này.
  • Không bắt buộc phải có các kỹ năng quan trọng như chỉnh sửa hình ảnh, video, v.v.
  • Có thể nhờ nó để mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

Affiliate Marketing là một con đường đầy tiềm năng để bạn kiếm tiền online và xây dựng sự nghiệp tự do. Bằng cách áp dụng những kiến thức và chiến lược phù hợp, bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công trong lĩnh vực này. Hãy bắt đầu ngay hôm nay và đừng quên chia sẻ kinh nghiệm của bạn với Clover Viet Nam nhé!

 

Gửi CV tại đây!

Để lại thông tin

Liên hệ phòng kinh doanhGet started