Clover Knowledge blog
Điểm cần chú ý khi làm Marketing cho bệnh viện là phải thực hiện đồng bộ giữa việc branding và performance. Branding cho bệnh viện là quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho bệnh viện, bao gồm một loạt các hoạt động nhằm tạo dựng hình ảnh, cá tính và giá trị riêng biệt cho bệnh viện trong tâm trí khách hàng. Vậy các yếu tố nào cần có cho việc thực hiện branding cho bệnh viện? Bài viết sau đây Clover sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết cho vấn đề này.
Cách yếu tố cần có trong việc làm branding cho bệnh viện
PR về đội ngũ bác sĩ

Trong lĩnh vực nhạy cảm như y tế, chuyên nghiệp và kiến thức chuyên môn của đội ngũ bác sĩ của bệnh viện sẽ là nền tảng vững chắc cho sự an tâm và tin tưởng của bệnh nhân. Đây là điểm cốt lõi mà các khách hàng quan tâm khi lựa chọn bệnh viện. Do đó, việc tận dụng điểm cốt lõi này để PR sẽ khiến khách hàng biết rằng bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, am hiểu chuyên môn. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi lựa chọn nơi đây để khám chữa bệnh.
Ngoài ra, việc tập trung vào chuyên môn của đội ngũ bác sĩ là một cách để bệnh viện nổi bật hơn so với các đối thủ khác và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Sự chuyên nghiệp và kiến thức chuyên môn của bác sĩ không chỉ tạo niềm tin và an tâm cho bệnh nhân, mà còn là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế. Bằng cách tôn vinh và quảng bá sự chuyên môn của đội ngũ bác sĩ thông qua các chiến dịch quảng cáo và PR, bệnh viện có thể thu hút sự quan tâm và lựa chọn của khách hàng tiềm năng, đồng thời tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
PR về cơ sở vật chất, công nghệ tiên tiến của bệnh viện

Thị trường y tế đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và công nghệ tiên tiến cũng là một yếu tố quan trọng giúp bệnh viện nâng cao khả năng cạnh tranh. Tận dụng ưu điểm này vào trong chiến dịch PR sẽ giúp bệnh viện thu hút được sự quan tâm và lựa chọn của bệnh nhân. Việc PR về cơ sở vật chất tiên tiến như trang thiết bị y tế hiện đại, phòng khám tiện nghi hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa dạng sẽ tạo sự ấn tượng và tin tưởng cho khách hàng tiềm năng. Điều này giúp bệnh viện xây dựng hình ảnh mạnh mẽ và thu hút được một lượng lớn bệnh nhân, tạo đà tăng trưởng và thành công trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
Booking KOLs, KOCs

Ngoài ra, để làm cho khách hàng biết đến và yên tâm lựa chọn bệnh viện, các bệnh viện có thể hợp tác với KOLs và KOCs để review về dịch vụ, chia sẻ kinh nghiệm hoặc livestream giới thiệu về bệnh viện. Các KOLs, KOCs này phải là những người ảnh hưởng có uy tín trong lĩnh vực y tế, có lượng người theo dõi lớn và phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của bệnh viện. Nội dung mà các KOLs, KOCs chia sẻ phải mang lại giá trị cao cho người xem.
Video viral

Các video viral cũng là yếu tố nên có trong việc làm branding cho bệnh viện. Nội dung của các video có thể là một chuỗi series phim kể câu chuyện thú vị về bệnh viện, đội ngũ bác sĩ hoặc chia sẻ các kiến thức y tế. Các video sẽ được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram, TikTok,…những kênh hiệu quả để lan tỏa video đến đông đảo người dùng. Bắt kịp các xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội sẽ giúp các video của bạn được nhiều người lưu ý và dễ dàng viral hơn. Việc tạo ra các video viral rất khó và cũng rất tốn kém nhưng nếu thành công sẽ là bước đệm lớn giúp bệnh viện tiếp cận được với nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
Việc xây dựng thương hiệu cho bệnh viện rất quan trọng. Branding cho bệnh viện thành công sẽ giúp bệnh viện ghi được dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Khi có nhu cầu khám chữa bệnh khách hàng sẽ nhớ ngay đến điểm khác biệt, nổi bật ở bệnh viện của bạn. Để thành công bệnh viện phải vừa thực hiện xây dựng thương hiệu vừa phải duy trì sự hiện diện đó. Làm sao để duy trì và phát triển hơn? Vấn đề này sẽ được Clover giải đáp cho bạn qua bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi Clover để biết thêm nhiều kiến thức hay về Marketing cho bệnh viện bạn nhé!


So Sánh Quảng Cáo TikTok Và Quảng Cáo Facebook Dành Cho Thương Mại Điện Tử

Sự Khác Biệt Giữa Chuyển Đổi Quảng Cáo Google Và Facebook

Chiến lược kinh doanh – Giai đoạn 2.2: Định vị doanh nghiệp tạo vị thế thương hiệu mạnh trên thị trường

6 Mẹo Để Tối Ưu Hóa Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trên Website Thương Mại Điện Tử

6 Sai Lầm Giảm Giá Thương Mại Điện Tử Có Thể Gây Hại Cho Thương Hiệu Của Bạn

Xếp Hạng Sản Phẩm Là Gì? Tại Sao Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp Thương Mại Điện Tử?

8 cân nhắc khi chuyển từ offline sang kinh doanh online

8 Điều Cần Quan Tâm Khi Thiết Lập Website Thương Mại Điện Tử

Tầm Quan Trọng Của Đánh Giá Sản Phẩm Đối Với Website Thương Mại Điện Tử

4 Sai Lầm Tiếp Thị Cần Tránh Trong Thời Kỳ Suy Thoái

7 Lý Do Nội Dung Do Người Dùng Tạo Cần Thiết Cho Thương Mại Điện Tử

5 lý do khiến website của bạn không được xếp hạng trên Google

Content SEO Và Facebook Ads: Phương Thức Nào Tốt Cho Doanh Nghiệp Của Bạn

Tại Sao Đề Xuất Sản Phẩm Là Chìa Khóa Để Giành Chiến Thắng Với Cá Nhân Hóa Thương Mại Điện Tử?

Tại Sao Trải Nghiệm Người Dùng Lại Quan Trọng Đối Với Thương Mại Điện Tử?
