Marketing cho bệnh viện chỉ thành công khi bệnh viện thực hiện đồng bộ branding và performance. Branding thực hiện như thế nào? Và những yếu tố cần có trong việc thực hiện branding đã được Clover giải đáp trong bài viết trước. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề còn lại là performance. Cụ thể là các yếu tố cần có trong việc thực hiện performace. Cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều kiến thức hay về lĩnh vực này bạn nhé!
Các yếu tố cần có trong việc thực hiện performance cho bệnh viện
Hoàn thiện nền tảng số
Website là nền tảng vô cùng quan trọng của bệnh viện. Để thu hút khách hàng, nền tảng này cần được thiết kế với giao diện hấp dẫn và dễ sử dụng trên mọi thiết bị. Về nội dung, Website phải cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về bệnh viện như giới thiệu về bệnh viện, chuyên khoa và dịch vụ bệnh viện cung cấp, các tin tức mới nhất của bệnh viện, hỏi đáp để giải đáp thắc mắc cho khách hàng, đặt lịch khám… Đặc biệt là yếu tố đội ngũ y bác sĩ, website phải cung cấp thật chi tiết các thông tin về bác sĩ, bằng cấp, các chứng nhận… Bởi đây là yếu tố quan trọng khiến khách hàng an tâm khi lựa chọn bệnh viện của bạn. Cũng là yếu tố giúp bệnh viện có ưu thế cạnh tranh so với bệnh viện khác.
Ngoài ra, Website cũng cần tích hợp các hệ thống như thanh toán trực tuyến, quản lý hồ sơ bệnh án, thu thập ý kiến phản hồi khách hàng… Để giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn khi chọn sử dụng dịch vụ tại bệnh viện. Điều này còn giúp bệnh viện dễ dàng hơn trong việc quản lý và thu thập ý kiến của khách hàng để cải thiện dịch vụ tốt hơn.
Bên cạnh Website, bệnh viện cũng cần hoàn thiện các nền tảng mạng xã hội khác như Fanpage, TikTok để thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bởi đây là những nền tảng rất phổ biến, tiếp cận được với lượng lớn người tiêu dùng. Thành công tiếp cận khách hàng trên nền tảng này sẽ là bước đệm lớn cho bệnh viện trong việc duy trì sự hiện diện của mình.
Tích hợp công nghệ vào quản lý
Để làm việc hiệu quả hơn, bệnh viện có thể tích hợp công nghệ vào việc quản lý. Điển hình bệnh viện có thể sử dụng CAM – công nghệ gia công chế tạo có trợ giúp của máy tính. Bệnh viện có thể dùng phần mềm CAM để quản lý kho vận y tế như theo dõi số lượng, vị trí và tình trạng của vật tư y tế trong kho. Tự động hóa các quy trình đặt hàng, nhập kho và xuất kho. Ngoài ra, phần mềm này còn giúp bệnh viện tạo mô hình 3D của cơ thể bệnh nhân từ dữ liệu chụp CT hoặc MRI. Từ đó có thể lập kế hoạch phẫu thuật chính xác và hiệu quả hơn. Giảm thiểu được thời gian phẫu thuật và nguy cơ biến chứng.
Việc tích hợp công nghệ vào quản lý bệnh viện không chỉ giúp bệnh viện nâng cao được hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, cải thiện được chất lượng dịch vụ mà còn giúp tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Sự hiện đại và chuyên nghiệp của bệnh viện khiến khách hàng hài lòng và tin tưởng vào chất lượng của bệnh viện. Từ đó có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới và giữ chân được khách hàng cũ.
Tạo app để phục vụ khách hàng
Thị trường y tế có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khách hàng cũng ngày một khó tính hơn. Nhiều người mong muốn được tiếp cận dịch vụ y tế một cách nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng nhất. Bệnh viện nào có thể thỏa mãn được những nhu cầu trên sẽ lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn. Để làm được điều đó bệnh viện có thể tạo ra app riêng để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đặt lịch khám chữa bệnh.
Với các tính năng của app có thể giúp khách hàng đặt được lịch khám trực tiếp, được chọn bác sĩ, được tư vấn trước đặt lịch, hỗ trợ sau khi khám chữa bệnh… Việc tiện lợi khi sử dụng app sẽ khiến khách hàng thích thú và ưa tiên hơn cho bệnh viện của bạn khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Ngoài ra, việc có app riêng còn giúp bệnh viện có và lưu trữ được dài hạn thông tin của khách hàng. Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khiến họ hài lòng vào chất lượng dịch vụ của bệnh viện.
Cập nhật thông tin thường xuyên
Cập nhật thông tin thường xuyên trên các nền tảng số cũng là cách giúp duy trì sự hiện diện của bệnh viện. Thông tin được cập nhật chính xác giúp xây dựng lòng tin của người dùng đối với thương hiệu của bệnh viện. Các nội dung thường xuyên cập nhật phải mang đến giá trị cho người dùng như thông tin về dịch vụ y tế, các tin tức, sự kiện về bệnh viện, các câu chuyện bệnh nhân chia sẻ… Những thông tin trên sẽ giúp khách hàng có lòng tin vào bệnh viện, yên tâm khi sử dụng dịch vụ của bệnh viện. Từ đó có thể thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Việc thực hiện đồng bộ giữa branding và performance sẽ giúp bệnh viện thành công, tạo được chỗ đứng vững chắc trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Những chia sẻ từ bài viết trên giúp bệnh viện của bạn rất nhiều trong việc duy trì sự hiện diện và phát triển hơn trong tương lai. Cùng theo dõi Clover để biết thêm nhiều kiến thức hay về Marketing cho bệnh viện bạn nhé!