fbpx
Contact salesGet started

Marketing FnB là gì? Tầm quan trọng và các chỉ số đánh giá hiệu quả

17 Tháng Năm, 2024

Lượt xem: 11

Marketing FnB là gì? Tầm quan trọng và các chỉ số đánh giá hiệu quả
Đăng ký tư vấn từ chuyên gia
Liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của bạn
Contact Now

Marketing F&B là gì, tầm quan trọng của Marketing F&B ra sao cũng như các chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả chiến dịch? Nhằm giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này, cùng Clover đến với bài viết sau đây.

Marketing F&B là gì?

Marketing FnB là gì? Tầm quan trọng và các chỉ số đánh giá hiệu quả

Marketing F&B là viết tắt của Marketing Food & Beverage Service, hình thức tiếp thị cho các dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, khách sạn,.. Marketing F&B nhắm đến mục tiêu cuối là gia tăng doanh số, thu hút khách hàng và giữ chân họ ở lại,…

Tầm quan trọng của Marketing trong ngành F&B

Marketing FnB là gì? Tầm quan trọng và các chỉ số đánh giá hiệu quả

Lĩnh vực F&B đang là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế, nhiều người chọn kinh doanh F&B để ôm mộng đổi đời, tuy nhiên cùng với những thành công có được thì cũng có không ít trường hợp nhận về thất bại ê chề.

Thế nên trong lĩnh vực này việc biết làm marketing và triển khai chiến dịch đi đúng mục đích được xem là một lợi thế lớn. Về cơ bản, Marketing cho ngành F&B mang lại các lợi ích như sau:

Thu hút khách hàng và tăng doanh số bán

Chiến lược marketing F&B giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và thu hút họ đến với quán ăn, nhà hàng, quán cafe của mình,…Sau đó làm tăng nhận diện thương hiệu, tạo dựng niềm tin tốt với khách hàng, thúc đẩy hành vi mua của họ.

Tạo dựng thương hiệu, khẳng định vị thế

Làm marketing tốt sẽ mang lại một ưu điểm nổi bật đó là giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu độc đáo và gây ấn tượng mạnh trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường và tạo ra được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn hết là xây dựng lòng trung thành của khách hàng và giữ chân họ ở lại dài lâu.

Tăng cường tương tác với khách hàng

Marketing giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại cả qua kênh online lẫn offline. Sau đó giúp doanh nghiệp thu thập phản hồi khách hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và khuyến khích họ giới thiệu thương hiệu cho bạn bè, người thân.

Phân tích thị trường và nắm bắt xu hướng

Khi triển khai chiến dịch marketing đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu và nghiên cứu rất nhiều, nhờ đó họ có thể hiểu rõ thị trường đang kinh doanh, nắm bắt nhu cầu và sở thích của khách hàng. Qua đó cho ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn và đưa ra được nhiều điều chỉnh cần thiết.

Các chỉ số đánh giá chiến dịch Marketing F&B

Marketing FnB là gì? Tầm quan trọng và các chỉ số đánh giá hiệu quả

Để biết một chiến dịch Marketing F&B có vận hành hiệu quả hay không thì sẽ cần dựa vào các chỉ số sau đây:

Lợi tức đầu tư (ROI)

ROI, viết tắt của Return on Investment, hay còn gọi là lợi tức đầu tư, là một chỉ số quan trọng và phổ biến nhất để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư. Chỉ số này giúp đo lường mức độ lợi nhuận hoặc thua lỗ của một khoản đầu tư bằng cách so sánh lợi tức thu được với chi phí bỏ ra.

ROI thường được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc lập kế hoạch kinh doanh, nhờ khả năng thu thập và phân tích dữ liệu về hiệu quả đầu tư. Việc sử dụng ROI giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư thông minh và tối ưu hóa nguồn lực để đạt được lợi nhuận tối đa.

Chi phí cho mỗi hành động (CPA)

CPA, viết tắt của Cost Per Action, hay còn gọi là chi phí cho mỗi lần hành động, là một chỉ số quan trọng trong marketing. Chỉ số này đo lường chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi hành động cụ thể của khách hàng, chẳng hạn như mua hàng hoặc điền vào biểu mẫu.

CPA giúp doanh nghiệp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế, mang lại lợi nhuận cho công ty. Trong marketing, CPA là một công cụ hữu ích để xác định và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị, nhờ vào khả năng theo dõi và phân tích hành vi của người tiêu dùng tiềm năng. Với mức độ rủi ro thấp, CPA đã trở thành một chỉ số quan trọng được nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà hàng, chú trọng.

Công thức tính CPA được xác định như sau:

ROAS (Return On Advertising Spend), hay còn gọi là lợi nhuận trên chi phí quảng cáo, là một chỉ số quan trọng trong marketing. ROAS đo lường lợi nhuận thu được từ các hoạt động quảng cáo của công ty, giúp đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo dựa trên lợi nhuận mang lại.

Trong khi ROI cung cấp cái nhìn tổng thể về hiệu quả của toàn bộ chiến dịch marketing, ROAS cung cấp cái nhìn chi tiết về hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo riêng lẻ. Điều này cho phép các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà hàng, đánh giá chính xác hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và đưa ra các quyết định chiến lược tiếp theo cho hoạt động marketing của mình.

Công thức tính ROAS như sau:

Giá trị vòng đời khách hàng ( CLV)

CLV (Customer Lifetime Value), hay còn gọi là giá trị vòng đời khách hàng, là một chỉ số quan trọng để xác định giá trị kinh tế mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt thời gian họ là khách hàng. CLV đo lường tổng lợi nhuận mà một khách hàng sẽ mang lại từ lần đầu tiên đến lần cuối cùng họ mua hàng.

CLV cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá trị lâu dài của khách hàng, giúp doanh nghiệp quyết định chiến lược đầu tư vào các kênh marketing hiệu quả nhất để duy trì và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Các công thức để xác định CLV bao gồm:

  1. AOV (Average Order Value): Giá trị trung bình mỗi đơn hàng 𝐴𝑂𝑉=𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑆𝑜^ˊ đơ𝑛 đặ𝑡 ℎ𝑎ˋ𝑛𝑔
  2. PF (Purchase Frequency): Tần suất mua hàng 𝑃𝐹=𝑆𝑜^ˊ 𝑙𝑎^ˋ𝑛 𝑚𝑢𝑎 ℎ𝑎ˋ𝑛𝑔𝑆𝑜^ˊ 𝑘ℎ𝑎ˊ𝑐ℎ ℎ𝑎ˋ𝑛𝑔 𝑑𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑎^ˊ𝑡
  3. CV (Customer Value): Giá trị khách hàng 𝐶𝑉=𝐴𝑂𝑉×𝑃𝐹
  4. CLV (Customer Lifetime Value): Giá trị vòng đời khách hàng 𝐶𝐿𝑉=𝐶𝑉×𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑘ℎ𝑎ˊ𝑐ℎ ℎ𝑎ˋ𝑛𝑔 𝑣ớ𝑖 𝑐𝑜^𝑛𝑔 𝑡𝑦

Việc hiểu và áp dụng đúng các công thức này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược marketing và đầu tư hiệu quả vào việc duy trì khách hàng, từ đó tối đa hóa lợi nhuận.

Tỷ lệ duy trì khách hàng

Thực tế là chi phí duy trì khách hàng mới sẽ tốn kém hơn việc giữ chân khách hàng cũ. Thế nên việc tạo nên lòng trung thành cho khách hàng với doanh nghiệp sẽ giúp tối ưu được lợi nhuận cũng như đưa ra được các chiến dịch kinh doanh phù hợp.

Gửi CV tại đây!

Để lại thông tin

Liên hệ phòng kinh doanhGet started