fbpx
Contact salesGet started

Marketing cho ngành giáo dục là gì?

24 Tháng Tư, 2024

Lượt xem: 28

Đăng ký tư vấn từ chuyên gia
Liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của bạn
Contact Now

Marketing cho ngành giáo dục tuy không mới nhưng việc triển khai nó lại không dễ dàng. Vậy điểm khác biệt ở đây là gì, những quy chuẩn của riêng ngành giáo dục đã tác động đến hiệu quả làm marketing ra sao? Bài viết sau đây của Clover sẽ giúp giải đáp thỏa đáng cho vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ!

Đặc thù của ngành giáo dục

Ngành giáo dục có những quy chuẩn và đặc thù riêng. Mục tiêu tiên quyết của ngành là đào tạo con người, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Sau quá trình đào tạo, người học phải đáp ứng được đủ các yêu cầu toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Và mục tiêu này của ngành giáo dục khác với mục tiêu lợi nhuận của các ngành kinh tế khác, chính vì thế những hoạt động giáo dục cần được định hướng bởi mục tiêu chung của xã hội, chứ không phải lợi nhuận.

Đối tượng đào tạo của ngành giáo dục là học sinh ở mọi lứa tuổi, từ mầm non, phổ thông, đại học và sau đại học. Vì khác biệt nhận thức và giai đoạn phát triển nên cần có những phương pháp giáo dục phù hợp, về nhận thức và điều kiện kinh tế của học sinh.

Nội dung giáo dục cung cấp bao gồm kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội và các kỹ năng mềm khác. Các kiến thức này cần được nâng cấp thường xuyên để đáp ứng sự phát triển của thời đại.

Còn đối với phương pháp dạy học, ngành giáo dục luôn ưu tiên sử dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, tích cực để phát huy tối đa sự chủ động và sáng tạo của học sinh.

Ngoài ra, đặc thù của ngành còn xét dựa trên các yếu tố khác như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính,…

Xét về tính lâu dài, hiệu quả của giáo dục không thể nhìn thấy ngay mà cần có thời gian dài để bồi dưỡng con người. Song song với quá trình phát triển, hoạt động giáo dục phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị. Và trên hết, ngành cần phải luôn được đổi mới, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Và do có những đặc thù như thế nên việc triển khai marketing cho ngành giáo dục tương đối phức tạp và không theo những tiêu chuẩn thông thường.

Marketing cho ngành giáo dục là gì? Vì sao lại khó làm marketing cho ngành giáo dục?

Marketing cho ngành giáo dục là gì?

Kotler và Fox (1995) đã chỉ ra rằng, marketing giáo dục ( đặc biệt là trong các trường ĐHNCL) có vai trò rất lớn là giúp các trường định vị thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh, sử dụng ngân sách hiệu quả trong xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, quảng bá tuyển sinh.

Đối với marketing giáo dục, Kotler và Fox đã định nghĩa marketing là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các chương trình đã được thiết kế để trao đổi các giá trị với thị trường mục tiêu và đạt được mục tiêu của tổ chức. Trong lĩnh vực giáo dục, Foskett (1992) cho rằng marketing giáo dục là quá trình thiết kế và cung cấp các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xác định của con người và các nhóm người. Marketing giáo dục giúp xác định chất lượng hệ thống giáo dục, định hướng thị trường, đảm bảo cho các trường đạt được các mục tiêu về thị phần, thương hiệu và tài chính.

Phân tích sâu hơn, để góp phần tạo nên sự đặc thù trong việc triển khai marketing cho ngành giáo dục phải kể đến các vấn đề như sau:

Đối tượng khách hàng đa dạng: Khách hàng của ngành giáo dục bao gồm học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh, nhà tuyển dụng và các bên liên quan. Với mỗi nhóm khách hàng họ sẽ có những nhu cầu và mong muốn khác nhau, qua đó cần phải có các chiến lược marketing riêng biệt. Chẳng hạn khi chọn trường học, học sinh sẽ quan tâm đến chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất và hoạt động ngoại khóa. Còn phụ huynh thì mối bận tâm của họ sẽ rơi vào uy tín và học phí trường học.

Trong quyết định lựa chọn trường học, việc này thường được học sinh và phụ huynh đưa ra sau quá trình đắn đo nhiều yếu tố, quy trình này có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Qua đó chiến lược marketing sẽ tập trung chủ yếu vào việc làm thương hiệu, tạo dựng lòng tin và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

Mặc khác, 1.050.000 là tổng số lượng học sinh dự kiến tốt nghiệp năm 2024. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 239 cơ sở giáo dục đại học. Đây là thách thức để bạn có thể cạnh tranh và thu hút nhiều sinh viên. Với một thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp tổ chức phải tìm cách chứng minh sự độc đáo và giá trị tiềm năng có thể mang lại của mình để thu hút học viên.

Các đối tượng làm marketing cho ngành giáo dục chủ yếu

Với nhu cầu học tập ngày càng cao, đặc biệt là ở bậc học phổ thông và đại học đã dẫn đến sự cạnh tranh gây gắt trong công tác tuyển sinh giữa các trường. Và để chiếm ưu thế, đòi hỏi cần có được chiến lược marketing hiệu quả, khẳng định uy tín thương hiệu và thu hút nguồn học sinh tiềm năng.

Một trong những thực trạng tồn đọng cần khắc phục của hoạt động marketing trong ngành giáo dục hiện nay như: thiếu sự sáng tạo, thiếu đầu tư, nghèo nàn về ý tưởng. Nếu giải quyết được nó thì sẽ có được nhiều hiệu quả hơn.

Các đối tượng chủ yếu hiện nay đang tập trung để triển khai marketing trong ngành giáo dục có thể kể đến như các trường đại học tư thục, quốc tế, trường THPT và trường mầm non tư thục quốc tế,…

Gửi CV tại đây!

Để lại thông tin

Liên hệ phòng kinh doanhGet started