Việc triển khai marketing cho các trường đại học hiện nay đang được chú trọng phát triển rất nhiều. Và với thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, đòi hỏi bạn phải có định hướng marketing cho trường đại học một cách hiệu quả.
Thực trạng của các trường đại học hiện nay
Trong những năm gần đây, các trường đại học bắt đầu xây dựng hướng đến cách tiếp cận mang tính kinh doanh nhiều hơn, kể cả trong việc thu hút và quản lý quỹ, nguồn vốn, cũng như điều chỉnh các ưu đãi, học bổng sao cho phù hợp với thị trường.
Tại Việt Nam trước đây, phần lớn cơ sở giáo dục đại học chịu sự quản lý chặt chẽ trực tiếp từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tuy cách làm này mang lại sự đồng bộ, thống nhất nhưng có phần mang tính áp đặt. Chính vì thế, hiện nay thay vì chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, kể từ Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/2/2014, quyền tự chủ đã được thực hiện thí điểm nhằm đổi mới cơ chế hoạt động đối với 23 cơ sở giáo dục đại học. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học chính thức được luật hóa từ ngày 1/7/2019, theo đó, các cơ sở này được phép tự chủ về hoạt động chuyên môn (tuyển sinh, đào tạo, mở ngành, …), về tổ chức và nhân sự, về tài chính và tài sản, trong đó có bao gồm các hoạt động liên quan tới truyền thông marketing nhằm phục vụ công tác tuyển sinh.
Qua đó, quyền tự quyết này đã mang lại sự tự do trong các vận hành và các trường đại học được trao quyền tự quyết về tất cả mọi thứ. Hoạt động marketing từ đây cũng được thúc đẩy, mỗi đơn vị đã có thể đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, danh tiếng, khẳng định chất riêng, nhấn mạnh sự khác biệt. Các chiến dịch marketing được đẩy mạnh và triển khai rầm rộ, nhằm thu hút thêm người học và tạo nguồn thu. Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.
Định hướng khi làm marketing cho trường đại học
Xây dựng thương hiệu dài hạn
Một trong những tác nhân ảnh hưởng chính đến quyết định chọn trường đại học của học viên đó là danh tiếng của trường, danh tiếng của đội ngũ giảng viên, triển vọng việc làm sau đại học, cơ sở vật chất và phương tiện học tập, đồng thời học phí cũng rất quan trọng trong suốt 4 năm tại trường.
Theo một nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, ” danh tiếng của cơ sở giáo dục đại học quan trọng với sinh viên hơn những lời khuyên từ bố mẹ”. Thông thường, trong cùng một thành phố, các trường đại học có danh tiếng tốt sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực trong tâm trí học viên, khiến nó trở thành sự lựa chọn đầu tiên khi nghĩ đến.
Tương tự như việc làm marketing, một sản phẩm có chất lượng và danh tiếng thương hiệu đảm bảo sẽ luôn nhận được lòng tin tuyệt đối từ khách hàng.
Các yếu tố khác như triển vọng việc làm, khả năng phát triển trong công việc cũng rất quan trọng đến quyết định của sinh viên khi chọn trường. Đồng thời, các yếu tố này cũng quan hệ mật thiết đối với danh tiếng của trường. Và các trường đại học nên thống kê chính xác và công bố những số liệu liên quan đến tỷ kệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường, tỷ lệ sinh viên làm đúng nghề, vị trí việc làm của sinh viên sau ra trường, tỷ lệ làm đúng ngành và mức lương của họ,…đây sẽ là những số liệu đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao, chứng minh hiệu quả giảng dạy và củng cố mặt ‘ danh tiếng”.
Theo Ashton và Wagman, phần lớn các cơ sở giáo dục đại học thành công trong việc thu hút học viên được chứng minh là những cơ sở có đầu tư đúng đắn trong xây dựng thương hiệu. Họ rõ ràng, minh bạch, nhất quán, thể hiện được lợi thế cạnh tranh, phù hợp với sự lựa chọn của học viên.
Chỉ khi danh tiếng thương hiệu đủ mạnh, lòng tin vững chắc, khách hàng sẽ tin tưởng và bạn sẽ trở thành sự lựa chọn đáng để học đầu tư cả về thề gian lẫn tiền bạc.
Lấy người học làm trung tâm
Chương trình marketing cho trường đại học phải gắn liền với người học, lấy người học làm trung tâm và tạo điều kiện cho việc thỏa mãn lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn của họ. Bởi một khóa học đại học thông thường sẽ diễn ra trong vòng 3-5 năm, điều này khiến cho các tác động từ trường đại học sẽ đi liền với cuộc sống cá nhân người học cũng như chất lượng của chương trình trong thời gian tương tự.
Một chiến dịch marketing giáo dục chỉ có thể hoạt động tốt khi chân dung đối tượng khách hàng được phát họa rõ nét, cụ thể. Tốt hơn hết nhà trường nên đặt mình vào vị trí của đối tượng khách hàng hướng đến. Học cách thấu hiểu nhu cầu, điểm yếu và mong muốn của họ trong từng trường hợp nhất định, sau đó đề ra được chiến lược marketing đúng đắn.
Vận dụng các công cụ để tiếp cận người học
Trong thời đại ngày nay, để cạnh tranh hiệu quả thì các cơ sở giáo dục phải sử dụng các kênh kỹ thuật số nếu họ muốn truyền tải thông điệp của mình đến một lượng lớn khán giả và mang lại hiệu quả.
Hiện tại, có khoảng 4,59 tỷ người sử dụng mạng xã hội trên thế giới, lượng người dùng mạng xã hội hiện nay đã trở thành nguồn tiếp cận dồi dào cho các doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu, các trường đại học nên chọn các kênh tương tác thích hợp, ngoài các trang mạng xã hội chính như Facebook, Zalo, Instagram,..thì Pr báo chí hay TVC cũng nên được cân nhắc. Đặc biệt đừng quên việc xây dựng website để thu hút lượng người truy cập từ nhiên béo bở từ Google.